Nên lựa chọn hệ thống máy làm mát không khí hay hệ thống làm mát bằng nước cho nhà xưởng? Loại nào có hiệu quả làm mát cao hơn và thích hợp với nhu cầu của bạn hơn? Nếu như bạn đang băn khoăn những điều này, vậy thì bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật cho bạn. Cùng tham khảo nhé!
Cấu tạo của hệ thống máy làm mát không khí với làm mát bằng nước
Đối với khí hậu có thời tiết nắng nóng như Việt Nam thì xây dựng hệ thống máy làm mát trong công nghiệp là giải pháp tuyệt vời để đem lại môi trường làm việc thoải mái, mát mẻ. Có hai loại hệ thống máy làm mát phổ biến đó chính là dựa vào không khí gió và nước để làm mát. Dù đều có công dụng làm mát, hạ nhiệt giống nhau nhưng mỗi hệ thống lại có lợi thế và hạn chế riêng.
Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng không khí khá đơn giản.
- Quạt hút gió: giữ vai trò tăng cường lượng gió đi vào hệ thống làm mát
- Cánh tản nhiệt: tản nhiệt độ, giúp chúng được phân bố đều phạm vi cần làm mát
- Tâm hướng gió
- Vỏ ngoài của động cơ: có các rãnh đan xen nhau giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa khí mát và động cơ.
Hệ thống máy làm mát bằng nước có cấu tạo phức tạp hơn nhiều. Bao gồm các bộ phận: thân, nắp máy, đường nước nóng, van hằng nhiệt, két nước, đường ống, quạt gió,… Mỗi một bộ phận lại có chức năng khác nhau nhưng tác dụng chính vẫn là hỗ trợ bơm nước để dẫn nước vào động cơ làm mát.
Ưu và nhược điểm của từng loại hệ thống làm mát
Hệ thống làm mát bằng nước
Ưu điểm:
- Hiệu quả làm mát cao hơn
- Diện tích làm mát rộng
- Tiết kiệm công suất khi làm mát
Nhược điểm:
- Có cấu tạo phức tạp, nhiều chi tiết.
- Quá trình lắp đặt, sử dụng phải có sự hướng dẫn của chuyên gia.
- Các linh kiện cũng dễ bị hoen gỉ, bào mòn vì môi trường ẩm thấp có nước.
Hệ thống làm mát không khí
Ưu điểm:
- Làm mát, giảm nhiệt độ, thanh lọc không khí
- Hiệu quả làm mát nhanh chóng mà không cần phun sương hay nước ẩm gây hại tới máy móc
- Sử dụng ở cả không gian mở và không gian đóng, phạm vi làm mát rộng
- Cấu tạo đơn giản nên dễ dàng sử dụng, lắp đặt
- Trọng lượng hệ thống làm mát tương đối nhỏ gọn
- Chi phí rẻ hơn vì tận dụng không khí gió trời để làm mát
Hạn chế: Dù có vô vàn ưu điểm tuyệt vời, tuy nhiên hệ thống này lại có hiệu suất làm mát không cao bằng hệ thống làm mát bằng nước. Nguyên lý hoạt động cũng phụ thuộc vào cách tản nhiệt.
Vì sao nên chọn hệ thống máy làm mát không khí cho nhà xưởng?
Mỗi loại hệ thống máy làm mát lại có đặc điểm và lợi thế riêng để bạn lựa chọn mô hình làm mát phù hợp cho nhà xưởng, cơ sở sản xuất. Nếu bạn ưu tiên tiêu chí giá thành khi lựa chọn giữa hai mô hình, thì hệ thống máy làm mát công nghiệp giá rẻ bằng không khí gió chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Ngoài ra, hệ thống này cũng rất tiện lợi và dễ sử dụng, không phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và vô cùng thích hợp với điều kiện môi trường thiếu nước. Bạn cũng sẽ không phải bảo trì quá thường xuyên khi so với hệ thống làm mát còn lại.
Lưu ý khi lắp đặt máy làm mát không khí nhà xưởng
Khi thi công, lắp đặt máy làm mát công nghiệp, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Lựa chọn vị trí lắp đặt phù hợp: Phạm vi cần làm mát ở công nghiệp nhà xưởng khá lớn nên bạn cần thiết kế một sơ đồ lắp đặt máy làm mát công nghiệp phù hợp để tăng hiệu quả làm mát tối đa và tiết kiệm chi phí
– Lựa chọn thương hiệu máy làm mát công nghiệp uy tín. Các sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng, có uy tín đều có sự cải tiến tốt nhất cho các dòng của hãng
– Lựa chọn và sử dụng đúng công suất, thông số kỹ thuật của máy làm mát để đảm bảo hiệu suất và độ bền thiết bị lâu dài
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn nắm rõ những ưu, nhược điểm của hệ thống máy làm mát không khí với hệ thống làm mát bằng nước để lựa chọn mô hình thiết bị phù hợp với nhà xưởng, công trình.
Bạn đang cần tìm đơn vị sản xuất, phân phối máy làm mát công nghiệp hà nội để thi công lắp đặt hệ thống làm mát cho nhà xưởng? Liên hệ với Bình Minh ngay theo Hotline: 098 888 3400 – 096 898 8560 để nhận ưu đãi lên đến 20% khi mua các sản phẩm tại đây. Bình Minh chuyên cung cấp đa dạng các mẫu máy làm mát công nghiệp nhập khẩu giá rẻ, chính hãng với chất lượng tốt nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Tiêu chí “vàng” khi lựa chọn quạt công nghiệp treo tường