Làm thế nào để thi công thông gió làm mát công nghiệp, nhà xưởng sao cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí? Nếu như bạn đang băn khoăn vấn đề này, thì đây là bài viết dành cho bạn. Hãy thử tìm hiểu nhé!
Vì sao phải thông gió làm mát công nghiệp, nhà xưởng?
Xây dựng hệ thống thông gió, làm mát cho các nhà xưởng là một hạng mục vô cùng quan trọng.
– Hệ thống thông gió có chức năng hút và lọc sạch không khí oi bức, bụi bẩn bên trong nhà xưởng được thoát ra bên ngoài.
– Đồng thời, nó cũng đưa không khí tươi mát, trong lành vào để làm mát nhiệt độ. Điều này không chỉ giúp người lao động được mát mẻ, thoải mái mà còn đảm bảo sức khỏe trong quá trình làm việc.
– Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống quạt thông gió công nghiệp cũng dễ dàng lắp đặt và tiết kiệm chi phí đáng kể so với khi sử dụng những phương pháp khác.
Các giải pháp thông gió làm mát công nghiệp hiện nay
* Thông gió tự nhiên: Thông gió tự nhiên là biện pháp dựa vào các yếu tố tự nhiên về sức gió và nhiệt đối lưu dao động để chuyển đổi dòng khí nóng sang lạnh.
* Thông gió nhân tạo: Đây là biện phát chủ yếu vào nguồn điện để thông gió
+ Thông gió bằng đường ống dẫn gió
+ Thông gió bằng quạt thông gió gắn tường
+ Thông gió bằng quạt thông gió mái
Hướng dẫn tính toán, thi công thông gió làm mát công nghiệp
Tính toán lưu lượng gió nhà xưởng
Dựa trên việc tính toán lưu lượng gió, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn được thiết bị thông gió và cách lắp đặt phù hợp. Có 2 cách để tính toán lưu lượng gió
* Tính lưu lượng thông gió theo thể tích nhà xưởng:
Công thức: Tg = X*T
Trong đó:
- X là số lần không khí trong xưởng cần được thay thế (lần/giờ).
- T là thể tích nhà xưởng, xí nghiệp (T = DxRxC), (m3).
- Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (m3/h).
* Tính lưu lượng thông gió dựa trên số người:
Dựa vào tổng số người làm việc trong nhà xưởng, ta sẽ tính toán được lưu lượng gió cần thiết. Theo quy định tại Việt Nam, mỗi người lao động sẽ cần 20m3 gió sạch trong một giờ.
Do vậy, ta tính theo công thức: Tg = N*20
Trong đó:
- N là số người lao động làm việc trong nhà xưởng (N = Diện tích/0.7).
- Tg là tổng lưu lượng thông gió cần thiết cho nhà xưởng (m3).
Tính toán số lượng thiết bị quạt thông gió làm mát
Đây là một bước không thể thiếu để thiết kế, thi công hệ thống thông gió, làm mát nhà xưởng. Khi xác định được chính xác số lượng thiết bị quạt cần sử dụng, doanh nghiệp có thể ước tính chi phí nhanh chóng.
Công thức tính toán: M = Tg/Q
Trong đó:
- Tg là tổng lưu lượng gió tươi cần cung cấp cho nhà xưởng (m3/h).
- Q là lưu lượng gió của thiết bị quạt (m3/h).
- M là số lượng quạt thông gió cần dùng.
Lưu ý khi thi công thông gió làm mát công nghiệp
Trước khi lắp đặt:
- Dựa vào quy mô nhà xưởng, tính toán lưu lượng gió, số lượng quạt thông gió làm mát công nghiệp để lựa chọn mô hình phù hợp
- Vẽ sơ đồ hệ thống gió, xác định vị trí lắp đặt thích hợp dễ bảo dưỡng và để đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt nhất.
- Khi lắp đặt quạt hút gió công suất lớn cần phải lựa chọn những dòng quạt công nghiệp có tiếng ồn thấp, quạt chạy êm, ít tiếng ồn.
- Cần chọn những thương hiệu quạt uy tín và địa chỉ mua quạt thông gió công nghiệp chất lượng để đảm hệ thống chạy bền theo thời gian.
Trong khi lắp đặt:
- Sử dụng đúng nguồn điện và thông số kỹ thuật của quạt
- Chú ý các thiết kế đường ống dẫn khí trước và sau quạt, tuân theo nguyên tắc về vận tốc dòng khí trong đường ống.
- Rà soát lại bộ phận lưới bảo vệ cho quạt và hệ thống thông gió để đảm bảo an toàn cho người cũng như các bộ phận quạt trong quá trình sử dụng.
Sau khi lắp đặt:
- Kiểm tra thử nghiệm động cơ hoạt động của hệ thống để phát hiện những lỗi sai và khắc phục
- Phải thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì cho hệ thống thông gió để duy trì độ bền
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn thi công thông gió làm mát công nghiệp đúng cách. Nếu như bạn có nhu cầu lắp đặt quạt thông gió công nghiệp tại hà nội, vui lòng liên hệ Hotline 098 888 3400 – 096 8988560 để được hỗ trợ tư vấn. Bình Minh – đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp quạt làm mát, thông gió uy tín, chất lượng.
>>> Có thể bạn quan tâm: 4 lưu ý quan trọng khi thi công lắp đặt quạt công nghiệp